Khám sức khỏe xin việc là một trong những nhu cầu phổ biến hiện nay. Trong tất cả các loại hồ sơ xin việc Nhà nước hay tư nhân thì giấy khám sức khỏe luôn là điều bắt buộc. Vậy, khám sức khỏe để đi xin việc sẽ bao gồm các công đoạn nào, quy trình ra sao, chi phí như thế nào? Bài viết dưới đây hy vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin cần thiết nhất.
Khám sức khỏe khi đi xin việc là gì?
Khám sức khỏe để xin việc là một hình thức khám theo các danh mục có sẵn trong giấy khám sức khỏe theo đúng quy định để người khám bổ sung vào hồ sơ xin việc của mình.
Danh mục khám sẽ cơ bản bao gồm các mục như sau:
- Thông tin cá nhân: Người khám cung cấp các thông tin về tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, tiền sử bệnh lý của cá nhân, tiền sử bệnh lý người thân.
- Các chỉ số: Cân nặng, chiều cao, huyết áp, nhịp tim,…
- Khám chuyên khoa: Nội, ngoại, răng hàm mặt, mắt, tai mũi họng, da liễu, thần kinh,… Khám phụ khoa đối với phụ nữ.
- Khám cận lâm sàng với các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.
- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật như chụp Xquang, siêu âm.
- Ngoài ra, một số đơn vị ứng tuyển sẽ yêu cầu bạn khám thêm các mục riêng hoặc cần các mẫu khám sức khỏe chuyên biệt. Trong trường hợp này, bạn cần phải cung cấp thông tin yêu cầu cho bác sĩ để được khám đúng với các mục yêu cầu riêng.
Tại sao cần phải đi khám sức khỏe khi xin việc?
Khám sức khỏe khi đi xin việc là một việc làm cần phải thực hiện trước khi bạn đến một cơ quan nào đó để dự tuyển. Nó là một trong những yêu cầu bắt buộc bởi những lý do như sau:
Thứ nhất: Theo thông tư 14/2013 /TT-BYT được ban hành vào năm 2013 của Bộ Y tế thì giấy kiểm tra sức khỏe một trong những giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ xin việc. Hồ sơ sẽ không đủ tính pháp lý nếu không có giấy kiểm tra sức khỏe của nhân sự. Chính vì thế, nhiều công ty sẽ bắt buộc bạn phải có giấy khám sức khỏe trước khi đến dự tuyển. Hoặc, nếu chưa chuẩn bị kịp thì phải bổ sung kịp thời khi làm hồ sơ nhân viên.
Thứ hai: Giấy tờ khám sức khỏe là một yếu tố để nhà tuyển dụng biết được tình trạng sức khỏe thực tế của ứng viên. Thông qua đó sẽ đánh giá được liệu ứng viên này có đáng ứng được vị trí công việc được giao hay không. Bởi vì trên thực tế có rất nhiều vị trí công việc có cường độ cao, đòi hỏi người tham gia phải đảm bảo thể lực một cách tốt nhất. Cũng có nhiều công việc có tính chất riêng đòi hỏi người ứng tuyển phải đáp ứng như: người làm xây dựng thì phải có sức khỏe xương khớp tốt, làm giáo viên thì đòi hỏi không mắc các bệnh mãn tính về hô hấp,…
Thứ ba: Khám sức khỏe để đi làm cũng là dịp để mỗi cá nhân có điều kiện nhìn nhận lại sức khỏe của mình. Nó sẽ cho bạn biết tổng quát về sức khỏe, tình hình bệnh lý phát sinh nếu có.
Với những lý do đó, khám sức khỏe là một phần quan trọng và cần thiết đối với tất cả các ứng viên khi tham gia dự tuyển việc làm.
Các quy định khi cấp giấy khám sức khỏe đi xin việc
Giấy khám sức khỏe đi xin việc sẽ có những quy định như sau:
Về thời hạn:
Giấy khám sức khỏe đi xin việc sẽ chỉ có hiệu lực trong vòng 12 tháng tính từ ngày bác sĩ ký kết luận cho đến khi nộp hồ sơ. Nếu quá thời hạn quy định, giấy khám sẽ không còn giá trị và bắt buộc bạn phải thực hiện khám lại.
Ảnh dán trên giấy sức khỏe phải là ảnh mới chụp trong vòng 6 tháng tính từ thời điểm chụp đến khi khám sức khỏe.
Về cơ sở y tế cấp giấy khám sức khỏe:
Cơ sở y tế có thẩm quyền cấp giấy khám sức khỏe là các bệnh viện công từ tuyến quận (huyện) trở lên.
Đối với các cơ sở y tế tư nhân thì phải được đáp ứng được đủ các điều kiện của Bộ y tế và phải được cấp phép cấp giấy khám sức khỏe đi xin việc mới đủ thẩm quyền.
Nếu bạn đang chuẩn bị ứng tuyển vào một vị trí làm việc bất kỳ thì việc đi khám sức khỏe để được cấp giấy chứng nhận là điều bắt buộc. Để xem thêm các thông tin hỗ trợ làm giấy khám sức khỏe nhanh nhất thì có thể truy cập thêm Tại đây để được tư vấn nhé.
Tham khảo thêm: Dịch vụ làm giấy khám sức khỏe xin việc tốt nhất